Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Không muốn trẻ bị ung thư máu hãy cho trẻ uống sữa mẹ

Theo nghiên cứu đăng trên chuyên san của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA Pediatrics), trẻ em bú sữa mẹ khi còn sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu (ung thư máu) thấp hơn so với các trẻ khác.


Xem thêm: Sam ngoc linh ngam ruou

http://samngoclinh.org/wp-content/uploads/2014/06/sam-ngoc-linh1.jpg
Các nhà nghiên cứu nhận thấy trẻ em bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu thấp hơn 19% so với các trẻ không bú sữa mẹ hoặc bú trong thời gian ngắn, theo The New York Times.

Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 18 nghiên cứu trên 28.000 trẻ, trong đó có gần 10.000 trẻ mắc bệnh bạch cầu.
Xem thêm: Sam ngoc linh kontum

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng, để giảm nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Bệnh bạch cầu hiện là một trong những “kẻ giết người” hàng đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chứng minh rằng sữa mẹ giúp bé có kết quả học tập tốt hơn, chỉ số IQ cao hơn và thu nhập cao hơn trong cuộc sống sau này...
Xem thêm: Sam ngoc linh mua o dau

Liều mạng dùng cây lạ chữa trị ung thư máu

Chữa ung thư máu ?
Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn đang lan truyền câu chuyện của một thành viên kể về việc, người thân của họ dùng 2 loại là sâm đại hành và hoa kim châm sắc lấy nước uống có thể chữa được ung thư máu.
Theo chia sẻ của người này, cách đây nửa năm, 1 người bà con sau khi xét nghiệm được bác sỹ chẩn đoán là ung thư máu phải nhập viện cách ly. Sau hai lần lấy tủy đau đớn, bác sĩ mới xác nhận bị giảm tiểu cầu.
Cũng theo người này, giảm tiểu cầu không nguy hiểm như ung thư máu nhưng sẽ gây ra các loại xuất huyết não, xuất huyết nội tạng...
Xem thêm: sam ngoc linh

"Bác sĩ nhiều lần phải nhắc nhở về việc tiểu cầu của người đó cứ giảm hoài, nếu cứ giảm liên tục sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thuốc Tây bao nhiêu cũng không hết, rồi tình cờ đọc thông tin trên internet: sâm đại hành lấy 2 củ/ ngày và hoa kim châm (hoa billy), 30 bông, đổ 3 chén (bát) nước, sau khi sắc (nấu) còn 1 chén (bát) thì dùng uống buổi sáng.
Lúc đó, ai chỉ gì làm nấy, chỉ mong muốn thoát cơn nguy kịch. Vậy mà tiểu cầu tăng như người bình thường. Hiện đã sinh hoạt bình thường, không còn xanh xao, không còn ho ra máu, gia đình đều rất vui mừng", thành viên này chia sẻ.
Thành viên này cũng nhấn mạnh, không buôn bán kinh doanh và cũng không học Y, cũng như không chắc chắn 100% về việc sâm đại hành và hoa kim châm có trị được bênh ung thư máu .

"Nhưng còn nước còn tát. Đã ung thư rồi thì còn gì phải sợ", thành viên này viết.
Chưa có nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư máu

Trước thông tin này, trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Trương Công Chúc, một chuyên gia về Đông y cho hay, thực tế, trong y thư cổ và hiện nay cũng có nhắc nhiều đến công dụng của hai loại cây là sâm đại hành và hoa kim châm (có tài liệu viết là kim trâm).
Sâm đại hành còn được gọi là tỏi lào, hành lào, hành đỏ - Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb.(E. subaphylla Gagnep).
Loại này thường được dùng trị thiếu máu, vàng da, hoa mắt, choáng váng nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích lưu huyết, ho, viêm họng, tê bại do thiếu dinh dưỡng, viêm da...
Còn hoa kim châm hay kim trâm đã được sử dụng như một vị thuốc dân gian có nhiều công hiệu như lá và hoa làm thuốc chữa đổ máu cam, giúp ăn ngon ngủ yên, sáng mắt...
Xem thêm: sam ngoc linh that va gia

http://samngoclinh.org/wp-content/uploads/2014/06/sam-ngoc-linh1.jpg
Rễ hoa kim châm vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, lương huyết, chỉ huyết, được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho ra máu, viêm gan, vàng da, viêm tuyến mang tai, viêm tai giữa, đau răng...
Nước sắc hoa kim trâm có thể làm tăng tiểu cầu, hồng cầu, bổ máu...
"Tuy nhiên, về công dụng để chữa ung thư máu của sâm đại hành và hoa kim châm thì chưa từng được nhắc đến cũng như chưa có bất cứ công trình nào nghiên cứu cả.
Do đó, người dân không nên tự ý dùng mà cần phải tham khảo ý kiến của các bác sỹ có chuyên môn", bác sỹ Chúc nói.
Cùng quan điểm đó, bác sỹ Phạm Đình Tuấn, hiện đang công tác tại một bệnh viện ở Hà Nội cũng bày tỏ mong muốn có nhiều vị thuốc trong dân gian có khả năng chữa trị hoặc hỗ trợ tốt bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và nhiều bệnh mãn tính khó chữa khác.
Theo đó, các vị thuốc dân gian có thể được nghiên cứu và chiết xuất cho người bệnh tiện sử dụng.
"Nhiều người đến gặp tôi họ cũng đã dùng hoa kim châm, vỏ lụa lạc nhưng theo đánh giá của họ thì không ghi nhận kết quả gì.
Cá nhân tôi không phủ nhận ngay giá trị của nó nếu như chưa có ai trong lĩnh vực dược nghiên cứu sâu về nó.
Điều quan trọng là đôi khi vì người bệnh quá vội tin vào việc dư luận thổi phồng 1 loại thảo dược nào đó như thần dược để rồi bỏ lỡ cơ hội điều trị hợp lý", bác sỹ Tuấn nhấn mạnh.
Xem thêm: sam ngoc linh chua ung thu

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Con đường tìm ra cây sâm ngọc linh của sư thầy

Năm 2009, sau chuyến đi Hàn Quốc nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ thuật nhân giống và đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng phòng nuôi cấy mô, Thượng tọa Thích Huệ Đăng cùng những cộng sự bắt tay vào việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh tại một cơ sở nằm trong khu vực hồ Tuyền Lâm-TP Đà Lạt.

Chị Hiền, kỹ thuật viên nuôi cấy mô tại đây, cho biết: “Việc nuôi cấy mô nhân giống cây sâm Ngọc Linh không đơn giản chút nào, đòi hỏi phải tuân thủ một quy trình hết sức nghiêm ngặt. Vì cảm phục sư ông đã đổi cả mạng sống của mình đi tìm bằng được cây giống sâm Ngọc Linh nên các đệ tử chúng tôi rất quyết tâm trong việc giúp sư ông nhân giống thành công loại cây thuốc quý hiếm này”.


Xem thêm: Sam ngoc linh ngam ruou

http://samngoclinh.org/wp-content/uploads/2014/06/sam-ngoc-linh1.jpg

Đất không phụ công người, đặc biệt là trái tim và tấm lòng nhân hậu của Thượng tọa Thích Huệ Đăng. Hiện nay, tại phòng nuôi cấy mô này đã có khoảng 50.000 cá thể cây sâm Ngọc Linh được nhân giống vô tính. Một số cây sau khi được đưa ra trồng thử nghiệm trong nhà kính cũng tỏ ra khá thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Đà Lạt nên rất xanh tươi và tỷ lệ cây sống rất cao. Cây sâm Ngọc Linh đã thực sự bén rễ ở phố núi Đà Lạt.

Tin lành đồn xa, vào ngày 15-10-2010, Công ty TNHH Xuất khẩu hoa lan Thanh Quang lần đầu tiên phải “chở củi về rừng” khi Công ty TNHH một thành viên trồng sâm Ngọc Linh huyện Đăk Tô (Kon Tum) tìm đến công ty của ông mua 4.000 cây giống sâm Ngọc Linh về trồng tại địa phương.
Xem thêm: Sam ngoc linh kontum

Đặc biệt, mới đây ông Lê Ngọc Kích, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam khi đến tham quan phòng nuôi cấy mô và vườn cây giống sâm Ngọc Linh của Thượng tọa Thích Huệ Đăng đã phải thốt lên: “Thật bất ngờ! Tôi đã đi nhiều nơi nhưng chưa thấy có nơi nào nuôi cấy mô và nhân giống cây sâm Ngọc Linh thành công như mô hình của thầy Thích Huệ Đăng. Đây là một công trình nghiên cứu, nhân giống cây sâm Ngọc Linh khá bài bản và hiệu quả mang lại rất cao”.

Cũng theo ông Lê Ngọc Kích, hiện nay tại huyện Trà My, Công ty Dược Quảng Nam đang trực tiếp quản lý một vườn cây giống sâm Ngọc Linh khá quy mô. Thế nhưng, vườn cây giống tại đây mỗi năm cũng chỉ cung ứng được khoảng 100.000 cây giống, do đó không thể đáp ứng được nhu cầu khá lớn của người dân địa phương. Mặt khác, vì ươm giống bằng hạt, tỷ lệ cây sống thấp nên nguồn cây giống hết sức khan hiếm.
Xem thêm: Sam ngoc linh mua o dau

Không chỉ lần đầu tiên nhân bản vô tính thành công cây sâm Ngọc Linh ở phố núi Đà Lạt, điều đáng quý hơn cả khi Thượng tọa Thích Huệ Đăng còn mong muốn được “trao tay” và phổ biến rộng rãi loại dược liệu quý này trong nhân dân để nhiều người, đặc biệt những người nghèo cũng có thể được dùng vị thuốc quý này để bồi bổ sức khỏe. Việc làm của bậc chân tu đáng kính này thật ý nghĩa.

Vị sư già và cây sâm ngọc linh

Khi quỳ dưới chân núi Ngọc Linh (Kon Tum), Thượng tọa Thích Huệ Đăng từng phát nguyện sẽ đem cho bằng được cây sâm Ngọc Linh về Đà Lạt nuôi cấy mô và trồng thí nghiệm tại vườn nhà. Điều tâm nguyện ấy đang dần trở thành hiện thực khi ông cùng với những cộng sự lần đầu tiên nhân bản vô tính thành công cây sâm Ngọc Linh tại phố núi Đà Lạt.
Xem thêm: sam ngoc linh

Gian nan đường lên núi

Chẳng phải cuộc hành hương về vùng đất Phật, càng không phải chuyến đi tìm trầm hương như một số người khác vẫn làm, mà là cuộc hành trình đi tìm cây giống sâm Ngọc Linh trên đỉnh núi Ngọc Linh, thuộc địa phận 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam để giúp đời, cứu người của một bậc chân tu uyên thâm. Ông là Thượng tọa Thích Huệ Đăng (72 tuổi) - Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, đồng thời là chủ nhân của Công ty TNHH Xuất khẩu hoa lan Thanh Quang - 26/6 Tô Hiến Thành, phường 3 TP Đà Lạt.
http://samngoclinh.org/wp-content/uploads/2014/06/sam-ngoc-linh1.jpg
Thượng tọa Thích Huệ Đăng nhớ lại, năm 2003, ông bị căn bệnh gan hành hạ… Dù rằng, ông đã không ít lần chữa trị với nhiều loại thuốc khác nhau nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Tình cờ có người quen cho ông vài củ sâm mang về ngâm với một ít mật ong và ngậm trong thời gian ngắn thì sức khỏe của ông dần hồi phục trở lại. Biết đây là một loại cây thuốc quý hiếm, vào năm 2009, ông quyết tâm khăn gói lên vùng núi Ngọc Linh tìm bằng được cây sâm Ngọc Linh tự nhiên để thực hiện ước mơ nhân giống loại cây dược liệu này mong giúp ích cho đời, dù rằng ông đang vào tuổi “xưa nay hiếm”.
Xem thêm: sam ngoc linh that va gia



Cuộc hành trình đi tìm cây giống sâm Ngọc Linh ở độ cao 2.578m so với mực nước biển của Thượng tọa Thích Huệ Đăng thật gian nan. Để có được 10 cây giống sâm Ngọc Linh đầu tiên mang về Đà Lạt, ngoài việc vượt hàng trăm cây số bằng xe ô tô từ Đà Lạt đến Kon Tum, ông và các đệ tử đã phải mất 3 giờ đi xe ôm và 3 giờ liền đi bộ bằng đường rừng mới tiếp cận được vùng có cây sâm Ngọc Linh quý hiếm. Tiếp đó, vào ngày 14-6-2009, ông cùng các đệ tử khăn gói trở lại vùng núi Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My (Quảng Nam) tìm thêm 100 cây giống sâm Ngọc Linh mang về đối chứng, kiểm nghiệm. Trong chuyến đi này, một lần trên đỉnh Ngọc Linh, Thượng tọa Thích Huệ Đăng đã ngất xỉu tại chỗ. Các đệ tử đã dùng chính củ sâm Ngọc Linh nơi này cho ông ngậm, sau đó ông khỏe lại rồi tiếp tục cuộc hành trình.
Xem thêm: sam ngoc linh chua ung thu