Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Không nên lạm dụng nhân sâm để bồi bổ cơ thể

Nhân sâm là dược liệu quý hiếm, được dùng để bồi bổ tăng cường sức khỏe, nhưng không vì thế mà lạm dụng nhân sâm, dùng nhân sâm một cách bữa bãi
Nhân sâm là dược liệu rất nổi tiếng trong Đông y đã lưu truyền hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ có những hậu quả ghê gớm, có thể gây ngộ độc, tử vong.
Mặc dù kết quả thực nghiệm dược lí hiện đại cho biết, độc tính của nhân sâm tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu không có bệnh mà lạm dụng, hoặc là dùng liều quá cao, thời gian sử dụng quá dài, vẫn có thể xuất hiện các phản ứng trúng độc.
khong nen lam dung nhan sam
Khi bị ngộ độc nhân sâm, thường thấy những biểu hiện như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, thần kinh hưng phấn liên tục, trạng thái khoái cảm, huyết áp tăng cao, thân thể phù thũng, iả chảy lúc sáng sớm, da mẩn đỏ, mũi chảy máu v.v… Y học hiện đại gọi là Hội chứng lạm dụng nhân sâm.
Đã có trường hợp người khỏe mạnh dùng 30 gam hồng sâm, sắc lấy 800 ml cùng nhau uống, sau 10 phút xuất hiện tình trạng đầu choáng, phiền táo, mắt nhìn không rõ vật, ngôn ngữ rối loạn, thần trí mơ hồ… may được cấp cứu kịp thời nên mới thoát nạn.
Ngoài ra có một trường hợp khác là trẻ em dùng sâm trong buổi sáng. Sau đó liền thấy đứa trẻ kêu khóc liên tục, không ngủ, chân tay co giật, thở gấp cùng với những triệu chứng nhiễm độc cấp tính khác.
Những đối tượng không nên dùng sâm
Người hoàn toàn khỏe mạnh không khuyến khích dùng nhân sâm. Người đang khoẻ mạnh mà dùng sâm, chẳng khác gì ngôi nhà đang vững chắc lại đục tường cấy thêm cột vào để gia cố, điều này có nghĩa làm dùng nhân sâm cũng không ý nghĩa gì
Người bị cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, không nên dùng độc vị nhân sâm. Trong sâm có một số chất có tác dụng chống phân giải chất béo, ví dụ như aspartic acid, arginine… Do đó, khi dùng sâm, quá trình tích mỡ ở một số cơ quan và thành mạch máu sẽ có thể gia tăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch.
Phụ nữ đang mang thai nói chung không nên dùng nhân sâm.
Nếu dùng quá nhiều các thứ thuốc bổ như nhân sâm, long nhãn, gà hầm… có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn…
Trẻ em không dùng nhân sâm một cách bừa bãi, vì nó không có nhiều tác dụng. Trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol… có thể gây ngộ độc. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc.
Trẻ bị ngộ độc sâm, thường có các triệu chứng: hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, co quắp, thở gấp, tim đập chậm, nôn mửa…
Thông tin bên lề
sam ngoc linh
Sâm Ngọc Linh là mộ trong những loại nhân sâm quý hiếm nhất hiện nay. Những nghiên cứu khoa học từ viện Dược Liệu đã chứng minh rằng sâm Ngọc Linh có khả năng bồi bổ toàn thân, tăng cường sinh lực, điều hòa hoạt động tim mạch, kích thích hoạt động trí não, giúp trí não minh mẫn, ăn ngon ngủ tốt, bảo vệ gan.