Các nhà khoa
học Nga vừa phát hiện một chất protein có thể đẩy nhanh hệ thống miễn
dịch đủ để chiến đấu chống lại những căn bệnh ung thư
>>>> Rễ sâm Ngọc Linh
Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu phát triển
một liệu pháp gen dựa trên một chất protein có tên là Lymphocyte
Expansion Molecule (LEM) với hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm trên người
trong vòng ba năm.
Chất protein này, vốn chưa được biết đến
trước đây, tạo điều kiện cho một lực đẩy năng lượng cực mạnh trong cơ
thể, làm gia tăng tế bào T giúp chống lại các tế bào ung thư và là những
tế bào mà ung thư không thể tiêu hủy.
Tế bào bạch cầu T – tế bào máu trắng có
thể nhận diện các khối u và vi-rút đã được gặp trước đó, vì vậy có thể
làm giảm nguy cơ căn bệnh quay trở lại sau khi cơ thể đã loại trừ nó.
Phương pháp điều trị mới này có thể thay thế việc điều trị ung thư
truyền thống bằng thuốc có độc tính cao và những buổi hóa trị khắc
nghiệt.
Đội nghiên cứu tình cờ phát hiện ra LEM khi đang làm thí nghiệm với
chuột bị đột biến gen. Những con vật này sản xuất ra số tế bào T chống
ung thư gấp 10 lần, giúp ngăn cản sự lây nhiễm và đồng thời giúp cơ thể
có khả năng kháng lại ung thư.
>>>>sam ngoc linh
Chuột có hệ miễn dịch ung thư tăng cường
đã sản xuất ra một lượng lớn chất protein. Chất protein này vẫn chưa
được biết đến nhưng cũng được tìm thấy trong con người. Liệu pháp gen mà
những nhà nghiên cứu đang phát triển có thể giúp gia tăng tổng số tế
bào T bằng cách tiêm chất protein vào cơ thể.
Những phát hiện này thật thú vị vì có
thể chúng ta đã tìm ra một cách hoàn toàn khác để sử dụng hệ thống miễn
dịch trong việc chống lại ung thư. Nó có thể là một bước ngoặt quan
trọng trong việc điều trị nhiều căn bệnh và tế bào ung thư khác nhau.
Đây là một chất protein hoàn toàn chưa được biết đến. Không ai từng
trông thấy hoặc biết đến sự tồn tại của nó trước đây. Nó trông và hoạt
động không giống như những chất protein khác.
Thông tin bên lề
Trong Sâm Ngọc Linh hàm lượng saponin
cực kỳ cao, hơn nữa những cấu trúc của dược chất này lại rất đa dạng,
phong phú và đều thuộc dạng rất quy hiếm. Trong đó, MR2 chiếm hàm lương
hơn 50% tổng số saponin trong rễ sâm Ngọc Linh.