Với
mong muốn có làn da trắng đẹp, nhiều chị em đã tìm đến các loại thuốc
làm trắng da. Cách làm đẹp này có nhiều biến chứng nguy hiểm có gây sạm
da, bỏng, sẹo, thậm chí là ung thư da.
Làn da của
chúng ta rất dễ bị tổn thương vì các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, bức
xạ, vi khuẩn, bụi bẩn… Những yếu tố này làm thoái hóa và lão hóa da mặt.
Nếu cần làm trắng da, nên nuôi dưỡng da bằng các loại kem bôi có thành
phần là các chất tự nhiên để da đổi mới tế bào biểu bì từ từ. Chính vì
thế có một số loại kem bôi có glutathionine, là một loại amino acid có
tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của melanine, một trong những yếu tố
làm da bị sạm màu. Nhưng nhiều người lại muốn có làn da trắng một cách
nhanh nhất nên đã sử dụng “thuốc tẩy trắng da” làm da bị tổn thương.
Phương pháp làm trắng da bằng hóa chất
có thể chấp nhận ở một số vùng da nhỏ sần sùi, có nhiều tế bào chết.
Những hóa chất này nếu sử dụng đúng cách có thể giúp cải thiện chất
lượng của da nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng không mong muốn liên
quan đến loại da bệnh nhân và hóa chất được sử dụng.
Hóa chất thường được sử dụng để làm trắng da đó là AHA (alpha hydroxy acid), glycolic, lactic, citric, tartaric và malic acid. Đây là những chất hóa học có tính tẩy mạnh có thể gây bỏng da nếu khi sử dụng không tuân thủ theo đúng quy định. Thậm chí trong một số trường hợp, người ta dùng phenol với nồng độ 88%, pha lẫn với xà phòng, dầu olive, dầu croton để làm chết toàn bộ lớp biểu bì bên ngoài cùng để da trông có vẻ trắng sáng hơn.
Phenol là chất có hại cho cơ thể, có độc tính cao, có khả năng trực tiếp gây độc cho cơ tim. Thậm chí có thể gây tổn thương gan, thận và dẫn đến sự kích thích làm loạn nhịp tim nếu dùng quá liều. Thông thường cấm chỉ định làm trắng da bằng hóa chất cho người có tiền sử bệnh tim, gan, thận và các hóa chất được sử dụng cũng thay đổi tùy theo bệnh lý. Việc người dùng sử dụng nội tiết tố, thuốc ngừa thai hay các thuốc nhạy cảm với ánh sáng trước khi tiến hành làm trắng da bằng hóa chất cũng có thể dẫn đến sự biến đổi sắc tố không biết trước, thậm chí hình thành sẹo xấu trên da.
Khi đã bôi những hóa chất có hại lên da, sau đó lại bọc nilon kín toàn thân chất độc sẽ có cơ hội ngấm qua da, có thể làm phù thận cấp, làm gan bị nhiễm độc hoặc nguy hại hơn là làm tê liệt hệ thần kinh.
Ung thư da là loại bệnh đứng thứ 8 trong số 10 loại ung thư hay gặp. Căn bệnh này thường gặp ở người trên 50 tuổi và 95% bệnh xuất hiện ở vùng da hở, trong đó vùng mặt chiếm tới 90%. Nguy cơ ung thư da sẽ cao hơn ở những người làm đẹp bằng cách lột da mặt do lớp biểu bì bên ngoài bị phá hủy làm ảnh hưởng đến sự bảo vệ trước tia cực tím. Cách làm này làm mất đi lớp biểu bì, sừng hóa bên ngoài và để các tế bào non tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, khói bụi nên da dễ bị tổn thương, nhiễm trùng, thậm chí có nguy cơ gây ung thư da.
Da mặt dễ bị tia tử ngoại gây tổn thương nếu không có biện pháp bảo vệ hữu hiệu. Vì vậy, cách bảo vệ tốt nhất cho làn da trước ánh nắng là che chắn cho da bằng các chất liệu tự nhiên và sử dụng khẩu trang, áo chống nắng, kính râm để hạn chế tối đa ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp tới da. Bên cạnh đó, để bảo vệ làn da bằng cách chú ý bổ sung dinh dưỡng cho da. Ăn thường xuyên các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, E và C. Nên ăn nhiều hoa quả có vị chua, nhiều nước để da được nuôi dưỡng và bảo vệ một cách tự nhiên.
Hóa chất thường được sử dụng để làm trắng da đó là AHA (alpha hydroxy acid), glycolic, lactic, citric, tartaric và malic acid. Đây là những chất hóa học có tính tẩy mạnh có thể gây bỏng da nếu khi sử dụng không tuân thủ theo đúng quy định. Thậm chí trong một số trường hợp, người ta dùng phenol với nồng độ 88%, pha lẫn với xà phòng, dầu olive, dầu croton để làm chết toàn bộ lớp biểu bì bên ngoài cùng để da trông có vẻ trắng sáng hơn.
Phenol là chất có hại cho cơ thể, có độc tính cao, có khả năng trực tiếp gây độc cho cơ tim. Thậm chí có thể gây tổn thương gan, thận và dẫn đến sự kích thích làm loạn nhịp tim nếu dùng quá liều. Thông thường cấm chỉ định làm trắng da bằng hóa chất cho người có tiền sử bệnh tim, gan, thận và các hóa chất được sử dụng cũng thay đổi tùy theo bệnh lý. Việc người dùng sử dụng nội tiết tố, thuốc ngừa thai hay các thuốc nhạy cảm với ánh sáng trước khi tiến hành làm trắng da bằng hóa chất cũng có thể dẫn đến sự biến đổi sắc tố không biết trước, thậm chí hình thành sẹo xấu trên da.
Khi đã bôi những hóa chất có hại lên da, sau đó lại bọc nilon kín toàn thân chất độc sẽ có cơ hội ngấm qua da, có thể làm phù thận cấp, làm gan bị nhiễm độc hoặc nguy hại hơn là làm tê liệt hệ thần kinh.
Ung thư da là loại bệnh đứng thứ 8 trong số 10 loại ung thư hay gặp. Căn bệnh này thường gặp ở người trên 50 tuổi và 95% bệnh xuất hiện ở vùng da hở, trong đó vùng mặt chiếm tới 90%. Nguy cơ ung thư da sẽ cao hơn ở những người làm đẹp bằng cách lột da mặt do lớp biểu bì bên ngoài bị phá hủy làm ảnh hưởng đến sự bảo vệ trước tia cực tím. Cách làm này làm mất đi lớp biểu bì, sừng hóa bên ngoài và để các tế bào non tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, khói bụi nên da dễ bị tổn thương, nhiễm trùng, thậm chí có nguy cơ gây ung thư da.
Da mặt dễ bị tia tử ngoại gây tổn thương nếu không có biện pháp bảo vệ hữu hiệu. Vì vậy, cách bảo vệ tốt nhất cho làn da trước ánh nắng là che chắn cho da bằng các chất liệu tự nhiên và sử dụng khẩu trang, áo chống nắng, kính râm để hạn chế tối đa ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp tới da. Bên cạnh đó, để bảo vệ làn da bằng cách chú ý bổ sung dinh dưỡng cho da. Ăn thường xuyên các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, E và C. Nên ăn nhiều hoa quả có vị chua, nhiều nước để da được nuôi dưỡng và bảo vệ một cách tự nhiên.