Các
nhà khoa học thường xuyên cảnh báo việc lạm dụng đường trong ăn uống sẽ
gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thúc đầy quá trình hình thành nhiều
bệnh mãn tính, nguy hiểm nhất có lẽ là ung thư
Các nhà khoa học Mỹ cảnh
báo việc sử dụng quá nhiều đường trong ăn uống hàng ngày là nguyên nhân
khởi phát của nhiều căn bệnh nguy hiểm và khiến vấn đề bệnh tật trở nên
phức tạp hơn.
Trước kia người ta thường
chỉ en ngại ăn nhiều đường sẽ gây sâu rằng, nhưng thực tế vấn đề nghiêm
trọng hơn rất nhiều. Đường thúc đẩy quá trình hình thành nhiều căn bệnh
mãn tính như ung thư, tiểu đường typ2, huyết áp cao, béo phì…Và một danh
sách dài đến 76 bệnh có liên quan đến việc ăn quá nhiều đường so với
nhu cầu.
Hai loại đường được dùng
phổ biến nhất hiện nay là đường tinh luyện và siro fructose (HFCS).
Chúng thường có trong các loại đồ uống công nghiệp, bánh kẹo…và một
nghiên cứu lâm sàng gần đây cho thấy, nếu ăn liên tục HFCS trong vòng 2
tuần thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sẽ tăng lên rõ rệt.
Do đó, các nhà nghiên cứu
nhận định, đường không chỉ có liên quan đến vấn đề dư thừa năng lượng,
tăng cân, béo phì mà nó còn là nhân tố gây bệnh. Các bệnh liên quan đến
sử dụng quá nhiều đường nguy hiểm ngang bằng với việc sử dụng cocain hay
thuốc lá.
Trong khi cơ thể chúng ta
chỉ có thể dung nạp một lượng đường nhất định ở mức phù hợp với nhu cầu,
khoảng 24g/ngày tương đường 6 thìa cà phê, thì một cốc coca có thể chứa
đến 40g đường. Chưa kể đến những thực phẩm có chứa đường khác mà chúng
ta ăn hàng ngày như bánh kẹo, sữa, hoa quả…
Sự phổ biến của đường có mặt hầu hết
trong những thực phẩm hay đồ ăn chúng ta ăn uống hàng ngày. Phổ biến đến
mức hầu như trong chúng ta không ai quan tâm đến việc kiểm soát chúng.
Nhưng các chuyên gia cảnh báo, đường thực sự nguy hiểm hơn chúng ta
tưởng, nó đang ngấm ngầm tàn phá sự khỏe của con người mỗi ngày.
Một cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu
được công bố trên tạp chí Lâm sàng cho thấy, đường chịu trách nhiệm
trong việc nuôi dưỡng các tế bào ung thư. Các tế bào ung thư cần đường
để sống và phát triển.