Chế độ ăn
chứa nhiều chất béo có thể tạo gánh nặng cho đường ruột, lâu ngày có thể
làm tăng nguy cơ ung thư ruột vì các tế bào trong ruột bị biến đổi
Nghiên cứu ở chuột khi các nhà khoa học
cho chuột ăn nhiều chất béo và phát hiện chúng dễ bị thay đổi các tế bào
niêm mạc dạ dày dẫn tới hình thành khối ung thư hơn những con chuột
được nuôi bình thường.
Phát hiện này có thể giúp giải thích
những thay đổi trong các tế bào của cơ thể tạo ra mối liên quan giữa
thực phẩm nhiều chất béo và tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư cao hơn ở
người thừa cân.
Các nhà khoa học cho biết mối liên quan
dịch tễ học giữa chế độ ăn nhiều chất béo và ung thư đại trực tràng được
báo cáo trong nhiều năm nhưng cơ chế đằng sau vẫn chưa được làm rõ.
Nghiên cứu này lần đầu chỉ ra cơ chế chính xác về cách mà chế độ ăn
nhiều chất béo điều chỉnh hoạt động tế bào gốc trong ruột và cách điều
tiết này góp phần hình thành khối u.
Trong thí nghiệm này các nhà khoa học
cho chuột ăn chất béo nhiều hơn bình thường khoảng 60% trong khoảng 9-12
tháng so với chế độ ăn phương Tây bình thường chỉ có 20-40% chất béo.
Chuột đã tăng hơn 50% cân nặng so với chuột được nuôi bình thường và có
nhiều khối u trong ruột hơn.
Các tác giả cho biết lượng chất béo cao
đã làm tăng đáng kể lượng tế bào gốc trong ruột, tế bào “mẹ” này phát
triển thành mô biệt hóa của đường ruột, cũng như làm tăng số lượng các
tế bào khác bắt đầu có hành vi giống như tế bào gốc. Các tế bào gốc và
các tế bào giống tế bào gốc này có thể bắt đầu phân chia không kiểm soát
được dẫn tới hình thành các khối u. Điều này giải thích tại sao chế độ
ăn nhiều chất béo làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.